Thương hiệu là gì?
“Bất kỳ kẻ ngu ngốc nào cũng có thể đưa ra một thỏa thuận nhưng để tạo nên một thương hiệu thì cần tới một bộ óc thiên tài, niềm tin và sự kiên nhẫn” – David Ogilvy.
Bạn vừa tạo ra một sản phẩm tuyệt vời. Nếu đi đúng hướng, sản phẩm của bạn có thể thay đổi cả thế giới (nghĩ lớn làm lớn).
Kể từ thời điểm ấy, bạn không thể ngủ được. Trằn trọc suốt đêm ra sức thiết kế, lắp ráp và xây dựng. Rồi bạn ăn để duy trì sự sống. Rồi bạn lại tiếp tục xây dựng nó. Ai trải qua quá trình khởi nghiệp đều gặp tình cảnh tương tự.
Bạn trăn trở suy nghĩ cái “thứ” mà bạn vừa nghĩ ra và đang xây dựng sẽ thay đổi thế giới như thế nào? Quan trọng hơn ta sẽ gọi “nó” là gì? Rồi bạn lại nghĩ, nếu như bây giờ bạn mặc một chiếc áo quảng cáo về nó. Vậy chiếc áo đó sẽ được in cái gì? Thông điệp mà bạn gửi tới thế giới là gì?
Mà khoan, bạn đã nghĩ tới thông điệp chưa? Rồi những biểu tượng mạnh mẽ, cá tính đằng sau thông điệp đó thì sao? Bạn đã nghĩ tới chưa? Những câu hỏi đó chính là một trong những câu hỏi quan trọng trong Xây dựng thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu không phải là Chiến lược kinh doanh. Nó được xây dựng song song với Chiến lược kinh doanh. Và tất yếu và quan trọng nhất, cái “thứ” mà bạn vừa tạo ra nó không phải là sản phẩm đang ở mức ý tưởng. Tức là bạn phải hoàn thành nó ít nhất là sơ khai ban đầu.
Tầm quan trọng của thương hiệu
Thương hiệu là những gì người tiêu dùng nghĩ tới khi nhắc về sản phẩm, cá nhân hay tổ chức. Nó có thể được thể hiện bằng các biểu tượng hình ảnh, lý tính hoặc cảm tính, trực quan độc. Tức là mặt trận của cuộc chiến thương hiệu chính là mặt trận trong tâm trí khách hàng. Không phải thị trường, không phải giá sản phẩm, càng không phải chất lượng sản phẩm.
Thương hiệu có thể gắn kết sản phẩm với những câu chuyện cá nhân, với một tính cách cụ thể, với vấn đề bạn hứa hẹn giải quyết hoặc với vị trí của bạn khi so sánh cùng các đối thủ cạnh tranh khác.
Bạn có thể tưởng tượng, câu chuyện thương hiệu truyền đạt được viết đi viết lại, khắc sâu trong tâm trí khách hàng khi họ tương tác với bất kỳ phương diện nào liên quan đến sản phẩm của bạn:
- Tên, Logo
- Lời chào hàng
- Nhân viên, trụ sở, khu vực mua hàng
- Bao bì sản phẩm
- Cảm nhận mua hàng
- Hoặc hầu như tất cả những gì bạn có thể nghĩ ra…
Nên nhớ, người tiêu dùng giờ đây đa phần đều là những người thông thái. Họ sẽ không ngồi yên để lắng nghe “câu chuyện thương hiệu” mà bạn truyền đạt. Thay vào đó họ đang tạo ra những câu chuyện của chính họ dựa trên muôn vàn câu chuyện và chủ đề khác nhau.
Thương hiệu là yếu tố cốt lõi để kinh doanh thành công
Công việc xây dựng thương hiệu chính là việc bạn gia nhập những câu chuyện ấy biến khách hàng kể câu chuyện của bạn.
Ví dụ đơn giản về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Hãy nghĩ đến tên của bạn.
Chúng ta khác biệt với những người xung quanh ta. Tuy nhiên luôn có đặc điểm chung với họ. Từ màu da, màu mắt, độ tuổi, học vấn, thậm chí là ngoại hình… Vậy làm sao để phân biệt bạn với người khác. Làm sao để chỉ định bạn được trong đám đông?
Hay ví dụ nếu bạn tìm kiếm “thuốc trị bỏng” thì đâu là lựa chọn của bạn nếu bạn không biết nhãn hàng nào cả?
Tất cả mọi thứ và tất cả mọi người đều đại diện cho ít nhất một thương hiệu. Vì vậy, xây dựng thương hiệu là không cần phải bàn cãi. Chúng ta phải làm gì để thương hiệu thành một thứ đáng nhớ, đáng mua với khách hàng?
Sáng tạo thương hiệu không nên là một quá trình làm nền cho ý tưởng khởi nghiệp. Nó không phải phép màu, không xảy ra ngẫu nhiên. Và nó chắc chắn không thể được chắp vá ở phút thứ 89.
Có hay không một thương hiệu manh chính là yếu tố dẫn tới kinh doanh thành bại.
Xây dựng thương hiệu rất quan trọng
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh khiến chúng ta không ngừng sáng tạo, duy trì và tái tạo thương hiệu. Chúng ta không có thời gian để an phận thủ thường. Người tiêu dùng giờ đây đã thông minh và cầu tiến hơn. Thực tế họ có khả năng đáng kinh ngạc trong việc phân biệt thương hiệu chất lượng.
Thương hiệu được thể hiện bằng những biểu tượng thị giác và vật liệu từ nhiều cuộc đối thoại khác nhau, nơi mà bạn phải tham gia một cách có chiến lược.
Có rất nhiều lý do để bạn xây dựng thương hiệu của mình. Việc kiên quyết phủ nhận tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu chỉ làm tổn thương bạn mà thôi. Mọi người đều có thể khiến sản phẩm của bạn trở nên thấp kém nếu thương hiệu của bạn không lộ diện.
Việc phát triển một thương hiệu mạnh mẽ đem lại nhiều phần thưởng tuyệt vời hơn nhân thức đơn thuần: Định giá phân khúc, ý thức mạnh mẽ về phương hướng cho công ty, tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Hay đơn giản là tạo môi trường thuận lợi để đưa ra sản phẩm mới.
Thành phần cốt yếu của một thương hiệu:
Chúng ta thường hay nhầm lẫn: Thương hiệu là logo. Sai hoàn toàn, nó lớn hơn logo rất nhiều. Thậm chí hình ảnh bạn nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ bên trong những câu chuyện phức tạp mà khách hàng tạo nên khi họ nghĩ đến bạn và sản phẩm của bạn.
Để một thương hiệu thành công, nó phải có các giá trị cốt yếu sau:
- Câu chuyện sáng tạo giá trị
- Biểu tượng thị giác, liên tưởng
- Chiến lược tăng trưởng
Tóm lại, xây dựng thương hiệu là một phần quan trọng trong kinh doanh. Nó góp phần tạo nên văn hóa của doanh nghiệp hoặc con người thật của cá nhân. Nó phải được xây dựng song song với chiến lược kinh doanh. Và nên nhớ, một thương hiệu tốt nó là vô giá.
[…] Chính vì vậy, tôi rất thông cảm với các bạn bên hội từ thiện của cháu Lù Thanh Cát Đằng. Các bạn sợ hình ảnh của cháu bị anh Bách lợi dụng để quảng cáo, để bán hàng, hay để đánh bóng thương hiệu. […]